Dung môi hữu cơ được sử dụng chủ yếu trong công tác làm sạch khô (ví dụ như tetrachloroethylene), chất pha loãng sơn (ví dụ như toluene, nhựa thông), chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo (acetone, methyl acetate, ethyl acetate), trong tẩy tại chỗ (ví dụ như hexane, petrol ether), trong chất tẩy rửa (citrus terpenes), trong nước hoa (ethanol), và trong tổng hợp hóa học.
Hầu hết các dung môi hữu cơ đều dễ cháy hoặc rất dễ cháy, tùy thuộc vào tính dễ bay hơi của chúng. Hơi dung môi nặng hơn không khí, chúng sẽ chìm xuống đáy và có thể di chuyển trong một khoảng cách lớn mà gần như không bị pha loãng.
Ảnh hưởng của hơi dung môi hữu cơ:
– Các mối nguy hiểm đối với sức khỏe nói chung liên quan đến dung môi bao gồm nhiễm độc hệ thần kinh, tổn hại khả năng sinh sản, tổn hại gan và thận, suy hô hấp, ung thư và viêm da.
– Một mối hiểm họa rất lớn ảnh hưởng đến sức khỏe là sự cố tràn hoặc rò rỉ các dung môi và ngấm vào lòng đất. Vì dung môi dễ dàng di chuyển trong một khoảng cách đáng kể, nên sự ô nhiễm đất là khó tránh khỏi. Có thể có khoảng 5000 khu vực trên toàn thế giới đã bị ô nhiễm dung môi dưới bề mặt, điều này đặc biệt nguy hại cho sức khỏe nếu tầng chứa nước bị ảnh hưởng.
Thuyết minh công nghệ:
Hơi dung môi từ các khâu sản xuất được hệ thống ống và chụp hút thu gom sau đó nhờ quạt hút đưa vào tháp hấp phụ.
Ở tháp hấp phụ xảy ra quá trình hấp phụ các hơi dung môi này bằng than hoạt tính. Khí thải được đưa từ dưới tháp lên, giữa thân tháp có lắp đặt các lớp than hoạt tính để thực hiện quá trình hấp phụ. Sau đó khí thải tiếp tục dẫn qua tháp hấp thụ.
Tháp hấp thụ là tháp mâm đục lỗ, tại đây có quá trình phun hóa chất hấp thụ – hóa chất này được bơm từ bể chứa hóa chất hấp thụ bằng bơm hóa chất. Các loại hơi dung môi này khi tiếp xúc với hóa chất hấp thụ sẽ phản ứng, tạo ra các muối, các hỗn hợp chất lỏng rơi xuống đáy tháp hấp thụ sau đó được thu gom xử lý hoặc tuần hoàn vào bể chứa dung dịch hấp thụ.