Xử lý nước thải sản xuất giấy

Nguồn phát sinh nước thải

     Có hai nguồn sản sinh ra nước thải đó là: từ quá trình xeo giấy và quá trình làm việc. Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy sẽ xuất hiện trong dịch thải và sẽ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.

     Dịch đen, theo thuật ngữ của ngành giấy, bao gồm 70% chất rắn hữu cơ (có thể thu hồi để tái tạo) và sử dụng và 30% chất rắn vô cơ. Cũng vì thế, mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch  đen.

     Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.

Đặc trưng nước thải

     Nước thải ngành giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và xơ sợi, các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, các chất tẩy rửa và hợp chất hữu cơ của chúng.

     Trong nước thải của sản xuất giấy và bột giấy có hàm lượng các hợp chất cacbonhydrat cao, là những chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thiếu nitơ và phospho là những chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Do đó trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần bổ sung các chất dinh dưỡng, đảm bảo tỉ lệ cho quá trình hiếu khí BOD: N : P = 100:5:1

     Đặc tính nước thải ngành giấy thường chỉ số BOD, COD nên trong xử lý thường kết hợp giữa phương pháp kỵ khí và hiếu khí. Bên cạnh đó thì độ màu, SS cũng là mối lo tương đối lớn trong vấn đề xử lý loại nước thải này.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Thuyết minh công nghệ

– Đầu tiên, nước thải vào bể thu gom có lắp song chắn rác thô để giữ lại, loại bỏ rác và các tạp chất vô cơ có kích thước để tránh hư hỏng thiết bị, tắc nghẽn đường ống.

– Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ các chất bẩn, tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo.

– Bể keo tụ và tạo bông cặn: Mục đích loại bỏ thành phần SS, độ màu, các kim loại nặng, photpho.

– Bể lắng: Loại bỏ những cặn lắng của quá trình keo tụ – tạo bông ra khỏi dòng nước để bắt đầu cho quá trình xử lý sinh học.

– Bể kỵ khí: Sử dụng vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O và CH4

– Bể hiếu khí: Bể này có nhiệm vụ thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành CO2 và H2O, và đồng thời thực hiện quá trình chuyển hóa amoni thành nitrat tuần hoàn lại bể thiếu khí.

– Bể chứa màng MBR: Với các lỗ có kích thước vô cùng nhỏ (µm) trên các tấm màng lọc giúp giữ lại toàn bộ lượng bùn sinh học tăng hiệu quả xử lý và đảm bảo nước thải sau xử lý có thể hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại.

– Bể khử trùng: Sử dụng Clo để khử trùng để chắc chắn rằng nước thải sau khi xử lý hoàn toàn đạt các tiêu chuẩn xả thải. Cuối cùng được xả ra nguồn tiếp nhận.