Xử lý nước thải ngành dược phẩm

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DƯỢC PHẨM

     Nước thải dược phẩm chủ yếu bao gồm nước thải sản xuất kháng sinh, nước thải sản xuất thuốc tổng hợp, nước rửa sàn và nước thải trong các quá trình chuẩn bị khác nhau.

     Nước thải dược phẩm đặc trưng bởi thành phần phức tạp, hàm lượng hữu cơ rất lớn, độc tính cao, hàm lượng sắc độ cao, tỉ số COD: BOD có thể là thích hợp cho xử lý sinh học và xả thải không liên tục, đây là loại nước thải công nghiệp khó xử lý.

     Với sự phát triển của ngành dược phẩm, nước thải dược phẩm đã dần trở thành một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, cần có biện pháp xử lý riêng biệt.

Đặc điểm nước thải

– pH                            ~ 6,5 – 8,3

– COD                         ~ 1300 – 1500 mg/l

– BOD                      ~ 700 – 1000 mg/l

– TSS                          ~ 350 – 500 mg/l

– Tổng Nitơ                 ~ 120 – 170 mg/l

– Tổng Coliform          ~ 109MPN/100ml

Sơ đồ công nghệ

Các bước xử lý

– Đầu tiên, nước thải vào bể thu gom có lắp song chắn rác thô để giữ lại, loại bỏ rác và các tạp chất vô cơ có kích thước để tránh hư hỏng thiết bị, tắc nghẽn đường ống.

– Bể tách dầu mỡ: Giúp giữ lại lượng dầu mỡ có trong nước thải không cho chúng bám vào các thiết bị gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

– Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ các chất bẩn, tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo.

– Bể keo tụ và tạo bông cặn: Mục đích loại bỏ thành phần SS, độ màu, các kim loại nặng, photpho.

– Bể lắng: Loại bỏ những cặn lắng của quá trình keo tụ – tạo bông ra khỏi dòng nước để bắt đầu cho quá trình xử lý sinh học.

– Bể kỵ khí: Sử dụng vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O và CH4.

– Bể thiếu khí: Có nhiệm vụ khử nitrat (NO3) từ dòng tuần hoàn thành nitơ (N2) giải phóng theo không khí và tiếp tục khử các hợp chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng BOD trong nước thải.

– Bể hiếu khí: Bể này có nhiệm vụ thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành CO2 và H2O, và đồng thời thực hiện quá trình chuyển hóa amoni thành nitrat tuần hoàn lại bể thiếu khí.

– Bể chứa màng MBR: Với các lỗ có kích thước vô cùng nhỏ (µm) giúp giữ lại toàn bộ lượng bùn sinh học tăng hiệu quả xử lý và đảm bảo nước thải sau xử lý có thể hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại.

– Bể khử trùng: Sử dụng Clo để khử trùng để chắc chắn rằng nước thải sau khi xử lý hoàn toàn đạt các tiêu chuẩn xả thải. Cuối cùng được xả ra nguồn tiếp nhận.

Hiệu quả xử lý

Đặc điểm nước thải sau xử lý:

COD              < 150 mg/l

BOD              < 50 mg/l

TSS               < 100 mg/l

Tổng N          < 40 mg/l

Coliform         < 5000 MPN/100ml