Công nghệ MBBR – giá thể sinh học di dộng

MBBR – Giá thể sinh học di động

     MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển. Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu khí (Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải.

     Vẫn sử dụng các loại vi sinh vật dạng màng bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn (960m2/m3), do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vi sinh vật trong công trình xử lý MBBR rất lớn, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác. Khả năng khuếch tán oxy vào trong nước tăng khiến năng lượng cấp cho máy nén khí giảm.

Giá thể sinh học và sự hình thành các lớp vi sinh vật bám dính trên bề mặt giá thể

Sơ đồ công nghệ:

 +  Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, vi sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.

 +  Ngoài ra, công nghệ MBBR còn mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn so với một số công nghệ cũ. Hơn nữa, công nghệ MBBR còn có thể xử lý tất cả các loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, y tế,…

Ưu điểm:

– Quá trình vận hành đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao.

– Tính tự động hóa cao

– Chi phí bảo dưỡng thấp.

– Tuổi thọ vật liệu cao.

– Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.

– Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.

– Hàm lượng bùn tạo ra thấp.

– Ít phát sinh mùi trong quá trình vận hành.

– Ứng dụng được hầu hết các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao.

Nhược điểm:

– Công nghệ MBBR cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau MBBR.

– Quá trình thiết kế, thi công phức tạp.